0903.008.996 - 08.2214.8358

Trong mối tương quan với vùng ảnh rõ, và kích thước cảm biến, khẩu độ mở lớn của một ống kính, liệu có thật sự cho hiệu ứng xóa nhòe hậu cảnh tuyệt vời hay chưa?

 

COSINA với ống kính Voigtländer Nokton 25mm F0.95 Type II, có khẩu độ mở rất lớn.

COSINA với ống kính Voigtländer Nokton 25mm F0.95 Type II, có khẩu độ mở rất lớn.

Hãng FUJIFILM với ống kính FUJINON XF56mm F1_2 R, cho độ mở cũng hết sức ấn tượng, dành cho ảnh chân dung.

Hãng FUJIFILM với ống kính FUJINON XF56mm F1_2 R, cho độ mở cũng hết sức ấn tượng, dành cho ảnh chân dung.

Hãng SIGMA với niềm tự hào về một ống kính zoom với độ mở lớn nhất hiện giờ:  Sigma 18-35mm F1_8 DC HSM Art lens

Hãng SIGMA với niềm tự hào về một ống kính zoom với độ mở lớn nhất hiện giờ:
Sigma 18-35mm F1_8 DC HSM Art lens

Liệu rằng những khẩu độ này có thực sự để lại ấn tượng tuyệt vời trong hiệu ứng xóa phông hay không, chúng ta hãy xét thử một số yếu tố sau:

Khẩu độyếu tố duy nhất dùng để điều khiển vùng ảnh rõ, khẩu độ càng mở lớn thì vùng ảnh rõ càng mỏng (cạn, hẹp) dần, càng khép nhỏ khẩu độ bao nhiêu thì vùng ảnh rõ càng nở rộng (sâu, dày) ra bấy nhiêu.

Tiêu cự chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ mà thôi, người ta không thay đổi tiêu cự để thay đổi vùng ảnh rõ. Tiêu cự càng dài thì vùng ảnh rõ càng mỏng, tiêu cự càng ngắn thì vùng ảnh rõ càng rộng.

Điểm lấy nét càng gần thì vùng ảnh rõ càng mỏng, và ngược lại. Người ta cũng không thay đổi điểm lấy nét để nhằm mục đích thay đổi vùng ảnh rõ, vì điểm lấy nét chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ mà thôi.

Kích thước cảm biến cũng ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ. Cảm biến càng lớn thì vùng ảnh rõ càng mỏng, với những cảm biến nhỏ hơn, hiệu ứng xóa phông sẽ càng kém hơn.

Và còn một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng trong hiệu ứng xóa phông, đó là khoảng cách từ chủ thể đến hậu cảnh càng xa thì xóa phông càng tốt. Sẽ rất khó có thể xóa phông khi hậu cảnh ở quá gần chủ thể.

Trên là những yếu tố cơ bản của vùng ảnh rõ, giờ ta thử xét theo một khái niệm khác kế cận về vùng ảnh rõ trong mối tương quan giữa khẩu độ và kích thước cảm biến:

– Chúng ta quay về công thức kinh điển để tính khẩu độ: D = F/f (với D là đường kính mở của lá khẩu độ, F là trị số tiêu cự của ống kính, và f là trị số khẩu độ của ống kính). Hoặc người ta có thể biến đổi thành: f = F/D.

– Với ống kính Voigtländer Nokton 25mm F0.95 Type II, do dùng cho dòng máy Four Thirds, hệ số nhân tiêu cự là x2 (khi so về góc nhìn của hình ảnh), vì thế, tương ứng với đường kính mở của khẩu độ cố định, khi trị số tiêu cự nhân đôi, thì trị số khẩu độ cũng sẽ bằng nhân đôi tương ứng. Và như thế, khi quy đổi về vùng ảnh rõ, thì ống kính này sẽ cho vùng ảnh rõ tương đương với khẩu độ f/1.8 và tiêu cự 50mm. Về phương diện ánh sáng, thì khẩu độ vẫn là f/0,95.

Với ống kính Fujifilm XF 56mm F1.2 R, với hệ số nhân là x1,5, nên khi trị số tiêu cự được quy đổi thành tương đương với ống kính 84mm, thì khẩu độ sẽ được quy đổi thành f/1.7 (về phương diện vùng ảnh rõ).

Tương tự như thế, với ống kính Sigma 18-35mm F1.8 DC HSM Art, về phương diện vùng ảnh rõ, sẽ tương đương với ống kính có trị số khẩu độ là f/3.5 (do hệ số nhân tiêu cự là x1,5).

Ở đây chúng ta sẽ hiểu rằng đây chỉ là suy diễn tương ứng về phương diện vùng ảnh rõ mà thôi, riêng về khả năng nhận sáng thì vẫn giữ nguyên những trị số ghi trên ống kính.

13/02/2014

Phân tích: TRUNG THU

(Hình ảnh: dpreview)